Để tạo ra những mẫu nữ trang đẹp, chúng ta cần trải qua rất nhiều công đoạn. Giai đoạn tạo mẫu chính là bước đầu tiên để bắt đầu. Vậy kỹ thuật tạo mẫu trang sức cần phải trải qua những gì ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về giai đoạn tạo mẫu trang sức nhé.
Giai đoạn tạo mẫu cho trang sức
Giai đoạn tạo mẫu cho trang sức là công việc vô cùng quan trọng của phòng thiết kế. Để có thể cho ra mắt những món trang sức bắt mắt với kiểu dáng mới lạ. Đầu tiên cần lên ý tưởng từ những thứ sơ khai nhất để hình thành nên sản phẩm. Các nhà thiết kế thường chiêm ngưỡng những sản phẩm có sẵn để lấy cảm hứng hay khơi nguồn sáng tạo.
Và sau khi đã có được định hướng rõ ràng cho mình, những thiết kế viên bắt tay và công việc phác thảo những mẫu vẽ bằng 2D trước hay vẽ bằng tay. Sử dụng bút chì cùng các phần mềm có chức năng vẽ...và cuối cùng sẽ được vẽ hoàn thiện trên 3D. Ngoài ra cũng có các trường hợp vẽ trực tiếp trên 3D. Bằng những chương trình chuyên dụng như Modela Player 4, 3Dx Max..
Sau khi được hoàn thành triển không gian 3 chiều các mẫu này sẽ được đưa vào những chương trình render như Vray, Hypershot... Rồi thực hiện các thao tác cẩn hột, gắn hột ngay trên mô hình 3D ấy. Khi quá trình thiết kế đã hoàn tất, bạn sẽ có một mẫu trang sức y như thật theo mô phỏng 3D với đúng tỷ lệ và kích thước khi hình thành.
Với công đoạn tiếp theo, mẫu trang sức sẽ được xuất ra cho máy chạy khắc thành những mô hình bằng sáp cứng. Loại sáp cứng này có màu xanh ngọc hay xanh lá cây sậm. Với tính chất khá đặc biệt này cho phép liên kết các phần sáp với nhau, có thể gọt tạo hình bằng dao, chạm khắc và đánh bóng.
Một khối sáp cứng ban đầu có hình chữ nhật, được cắt gọt trước khi đưa vào máy phụ thuộc vào hình dạng sản phẩm. Chúng sẽ được máy khắc thành những hình dạng như bản vẽ 3D. Đây là mô hình không gian 3 chiều thực đầu tiên, đã giúp cho những nhà thiết kế nhìn thấy bản vẽ được “hiện thực hóa”. Sau đó, họ sẽ tiến hành nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn như cách nhận hột, kiểu dáng, chi tiết trên sản phẩm và sửa nó trực tiếp trên khối sáp này.
[caption id="attachment_289" align="aligncenter" width="4256"] Kỹ thuật tạo mẫu trang sức trong chế tác trang sức[/caption]Mô hình bằng sáp cứng này có hai cách để thực hiện
Cách thứ nhất
Thực hiện hoàn toàn thủ công bằng tay, với cách này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề. Và kỹ thuật cao, sự khéo léo và tỉ mỉ, chăm chút từng chi tiết. Đầu tiên, họ sẽ vạch dấu trên bề mặt sáp khi còn nguyên để tạo kích thước và hình dáng tổng thể của chi tiết. Loại sáp này có hai dạng: sáp khối và sáp trụ.
Đối với các loại trang sức như bông tai và mặt dây chuyền thì người thợ sẽ phải gia công trên miếng sáp. Dạng tấm hay khối dày, còn đối với nhẫn hay vòng tay sẽ được tạo ra từ loại sáp thứ hai có dạng ống trụ.
Khi đã gia công chi tiết nhẫn thì người thợ có thể dùng tay nhưng thường là sử dụng máy thiện cỡ nhỏ. Hoạt động với động cơ công suất thấp hoặc phải quay máy tiện bằng tay. Ở công đoạn này, người làm phải thường xuyên đo và chỉnh dao để đảm bảo độ chính xác về kích thước của sản phẩm.
Đối với loại sáp cứng này thì hình dáng của sản phẩm được định hình dễ dàng bằng các công cụ chuyên dùng. Khi tăng độ dẻo hay muốn sửa lại các chi tiết như khi khắc quá sâu, người thợ có thể cấp thêm nhiệt cho sáp bằng mũi hàn sáp.
Bằng cách hơ nóng đầu mũi hàn bằng ngọn lửa đèn cồn, rồi chấm vào sáp rồi đắp vào chi tiết cần chỉnh sủa. Đặc biệt với những người thợ có tay nghề giỏi thì có thể sử dụng lưỡi cưa gãy để làm mũi hàn (loại lưỡi cưa này mảnh và nhỏ dùng cho trang sức).
Khi gia công sản phẩm ở khâu này cần các dụng cụ thiết yếu như dao mổ nhiều kích cỡ, lưỡi cưa sáp nhỏ, mũi kim, giũa, khoan nhỏ, nhíp, máy tiện cỡ nhỏ...
[caption id="attachment_495" align="aligncenter" width="1000"] Kỹ thuật tạo mẫu trang sức trong chế tác trang sức[/caption]Cách thứ hai
Người thiết kế sẽ hoàn thành mẫu vẽ này trên máy tính ở dạng 3D. Sau đó chuyển sang cho máy tạo mẫu chạy tự động. Loại máy này sẽ đưa ra mẫu sáp hoàn chỉnh nhất về cả kích thước và hình dạng đã được làm trên 3D. Kích thước của sản phẩm đựơc cài đặt cho máy chạy tạo mẫu, thường có sai số cộng trừ 3% so với kích thước của mẫu hoàn chỉnh.
Khi đã hoàn thành mẫu thì các người thợ làm nguội cho sạch hết những chi tiết thừa hay sáp còn dính lại và chỉnh sửa bằng các phương pháp hàn, giũa, cắt, gọt... Để mẫu sáp đạt độ tinh tế và độ bóng cao nhất, nhìn như mẫu trang sức thật sự nhưng ở dạng sáp.
Ngoài hai cách phổ biến trên còn có cách thứ 3 nhưng ít người có thể thực hiện được, đó là sử dụng cả tay và máy.. Nếu những mẫu thiết kế đơn gian, không cần thêm sự can thiệp bằng tay thì chỉ cần chạy bằng máy, những con sáp chạy ra thì có thể coi đó là hoàn thành. Còn đối với những mẫu phức tạp với nhiều chi tiết nhỏ thì cần sự khéo léo và tay nghề của người thợ để chạm khắc những chi tiết hoa văn cầu kỳ.
Với cách này thì phần nào có thể hoàn thiện bằng máy thì người ta sẽ vẽ trên 3D. Và để máy chạy còn những chi tiết đòi hỏi phải gia công thì người thợ sẽ tự mình khắc thêm, dựa trên mẫu sáp do máy chạy ra. Đối với các sản phẩm được gia công bằng tay thì thường tinh xảo và nhìn có hồn, chiếm được thiện cảm hơn.
Website : http://daynghekimhoan.vn/
Nhận xét
Đăng nhận xét