Ngành chế tác nữ trang là một ngành nghệ thuật và người chế tác nữ trang chính là một nghệ nhân. Bạn muốn biết thêm thông tin về lĩnh vực này? Vậy đừng bỏ qua bài viết Tìm hiểu về ngành chế tác nữ trang này nhé!
Tìm hiểu về ngành chế tác nữ trang
Nghệ nhân chế tác nữ trang là ai?
Hiểu một cách nôm na, nghệ nhân làm đồ trang sức là những "phù thủy" có nhiệm vụ “hóa phép” các viên đá quý thô, “biến tấu” vàng, bạc, các loại gỗ, đá, kim loại… thành hình dạng mới, đẹp và có sức hút hơn.
Sản phẩm của họ không chỉ là thứ khiến người đeo trở nên đẹp và lung linh hơn, mà nó còn có thể là điểm nhấn hoàn hảo cho bộ trang phục, nói lên gu ăn mặc và phong cách sống của chủ nhân.
Tìm hiểu về ngành chế tác nữ trang
Tìm hiểu về ngành chế tác nữ trang
Những công việc mà người chế tác nữ trang phải làm
Khác với thợ kim hoàn hồi xưa, họ phải làm tất cả mọi thứ bằng tay với sự hỗ trợ của những dụng cụ thô sơ. Thợ kim hoàn thời hiện đại gắn công việc của mình với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để cho ra đời những món đồ trang sức tinh tế, hoàn hảo nhưng lại tiết kiệm được thời gian và công sức để tạo ra nó.
Tùy thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm mà những người thợ làm trang sức hiện nay sẽ đảm nhận những công việc khác nhau. Có người chuyên gọt dũa, lắp ráp đồ kim loại thành các món trang sức. Có người chuyên cẩn hột xoàn vào những món nữ trang đã được lắp ráp. Có một số thợ kim hoàn lại chỉ chuyên mài, đánh bóng đá quý,…
Quy trình chế tác nữ trang
Giai đoạn tạo mẫu
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình và cũng là giai đoạn quan trọng nhất, công việc này là của phòng thiết kế tạo mẫu.
Giai đoạn tạo mẫu sáp
Từ mô hình 3D, mẫu nhẫn sẽ được xuất ra và được khắc trên sáp cứng. Sáp có màu xanh ngọc hoặc xanh lá cây sậm màu. Các mẫu sáp có thể làm thủ công bằng tay hoặc máy.
Cắm cây thông – bơm sáp
Cắm cây thông là trước khi đem đúc các mẫu sáp nhỏ và to được cắm lần lượt từ trên xuống dưới đều nhau trên một ống rót cố định nằm trên một đế cao su. Người ta sẽ đem cây thông này (chưa gắn đế cao su) tính toán trọng lượng kim loại vàng hoặc bạc để đúc.
Đổ thạch cao
Cây thông sẽ được đặt bên trong chén nung, và chén nung sẽ được rót đầy thạch cao. Sau đó, thạch cao sẽ đông cứng lại và giữ cây thông (có gắn mẫu sáp) bên trong.
Đun chảy kim loại
Chén nung có chứa khuôn được đặt lên lò nung trong vài giờ cho đến khi cây thông (gắn mẫu sáp) bị đốt chảy, để lại hốc khuôn rỗng mang hình dạng của cây thông và mẫu sáp. Tiếp đó, kim loại được đun chảy để chuẩn bị đổ vào phần hốc khuôn trống này.
Đổ khuôn
Tại đây có một máy đổ khuôn trục dọc quay với tốc độ cực nhanh để tạo ra sức nén ly tâm đẩy kim loại lỏng vào chén nung và làm đầy phần hốc khuôn.
Cắt thân cây thông ra khỏi sản phẩm thô
Sản phẩm thô được lấy ra khỏi chén nung, vẫn còn dính thạch cao và bị sạm ráp. Phần đúc mang hình cây thông được cắt ra khỏi sản phẩm nhẫn thô và công đoạn hoàn thành bắt đầu.
Hoàn thiện sản phẩm thô
Lúc này sản phẩm thô đã được cắt, gọt giũa và đánh bóng để hoàn chỉnh hình dạng của sản phẩm. Đây có thể là công đoạn cuối cùng trong một số quy trình trình chế tác trang sức, nhưng đối với một số sản phẩm vẫn cần một số công đoạn khác.
Gắn đá
Sau khi phần thân sản phẩm đã được làm xong, các công đoạn chi tiết hơn, như gắn đá và chạm khắc, tiếp tục được thực hiện. Ổ chấu được cắt và rèn để giữ viên đá/kim cương trên sản phẩm.
Đánh bóng sản phẩm
Sau khi gắn đá xong xuôi, tiếp tục công đoạn đánh bóng cuối cùng. Trong công đoạn này, hệ thống máy có bánh quay tốc độ cao và một số chất được sử dụng để làm bóng trang sức.
Kiểm tra chất lượng
Mỗi sản phẩm được kiểm tra chất lượng chặt chẽ để đảm bảo độ chính xác và tay nghề chế tác hoàn hảo. Ở bước này, có thể tiến hành định giá cho trang sức.
Sau khi trải qua quy trình chế tác và kiểm tra một cách nghiêm ngặt, một sản phẩm trang sức vàng bạc đã được ra đời và chờ đợi chủ nhân yêu quý tương lai.
Thuật ngữ thường được dùng trong chế tác nữ trang
CZ: Cubic Zirconia
CZ hay ECz đều là một, chúng là tên viết tắt của cụm từ Cubic Zirconia. Đây là một loại đá tổng hợp được con người chế tác, mang sắc trắng và ánh kim tựa như kim cương tự nhiên vậy. Do đó trong giới kim hoàn thường gọi chúng là “fake diamond”.
CZ thường trong suốt, không màu nhưng trong quá trình chế tác chúng sẽ được bổ sung thêm một số oxit kim loại khác để tạo ra các màu sắc bắt mắt, quyến rũ.
Brilliant Cut
Brilliant Cut là phương pháp cắt mài phổ biến nhất thường dùng để chế tác kim cương. Kiểu cắt trên sẽ tạo ra 57 mặt đối xứng hoàn hảo với nhau. Luồng ánh sáng khi đi vào viên kim cương đều sẽ được phản chiếu lại đầy đủ và xuất hiện trên khắp bề mặt của chúng. Vẻ đẹp rực rỡ này được ví von là 7 sắc cầu vồng hoặc “lửa kim cương”.
Phương pháp Brilliant Cut thường áp dụng với loại kim cương trắng.
Carat
Carat chính là thuật ngữ mà bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc khi tìm hiểu về thế giới trang sức. Đây chính là đơn vị đo lường chính thống, chuẩn nhất để dành áp dụng lên các loại đá quý nói chung, trong đó có cả kim cương.
Enamel: men
Enamel chính là một chất liệu gia giảm sử dụng thường xuyên trong ngành kim hoàn. Loại men này được hình thành từ thủy tinh ở dạng bột nung nóng chảy. Những người thợ sẽ tráng lớp Enamel lên bề mặt các mẫu trang sức để giúp chúng hoàn thiện thẩm mỹ tốt nhất.
Treated/ Enhanced: có nghĩa là đã qua xử lý
Thuật ngữ này thường áp dụng để nói rằng những viên đá quý tự nhiên đã trải qua quá trình xử lý. Thủ thuật có thể áp dụng là chiếu tia phóng xạ, áp nhiệt… Tuy nhiên tất cả đều chỉ nhằm mục đích biến viên đá thô ban đầu trở nên bóng bẩy, đẹp hơn.
Giới thiệu Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn
- Ngày 15/07/2004 Trung tâm Dạy nghề Mỹ nghệ Kim hoàn (tên gọi ban đầu) đã chính thức được thành lập theo 3552/QĐ – UB ngày 15/7/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 17/08/2018, Trung tâm Dạy nghề Dân lập Mỹ Nghệ Kim Hoàn đổi tên thành Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo quyết định số 3465/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân.
- Qua 15 năm hình thành và phát triển, dù gặp không ít thử thách trong tình hình khó khăn chung của các trung tâm ngoài công lập, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên Trung tâm đã không ngừng nỗ lực đưa trung tâm phát triển về mọi mặt, khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống đào tạo nghề trên cả nước.
- Với sự tận tâm, nhiệt tình và lòng yêu nghề của các nghệ nhân, Trung tâm đã đào tạo hơn 6.000 học viên. Trong đó tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp được duy trì ở con số tuyệt đối.
– ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:
+ Nam & Nữ có nhu cầu học nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn để đi làm trong và ngoài nước (Xuất khẩu lao động).
+ Các cá nhân muốn học nghề mở tiệm – cầm đồ – kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ và các loại đá quý (kim cương & đá màu).
+ Các cá nhân muốn học nghề để mở xưởng sản xuất, gia công vàng bạc trang sức.
+ Các Công Ty/ Doanh Nghiệp cần bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho thợ và cập nhật kiến thức để giảm hao hụt trong sản xuất.
+ Thành phần giảng dạy là những nghệ nhân kim hoàn, thợ kim hoàn bậc cao có uy tín (do Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý TP.HCM tuyển chọn và giới thiệu).
+ Đặc biệt có lớp cấp tốc đào tạo thợ kim hoàn công nghiệp trong 3 tháng học sáng – chiều.
+ Học viên mỗi ngày học một buổi từ thứ 2 đến thứ 6.
+ Giờ học: Sáng: 7h30 – 11h30; Chiều: 13h00 – 17h00.
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 1, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét