Hoạt động kinh doanh vàng chịu sự giám sát của ai? Chính phủ, Ngân Hàng Nhà Nước,... hay là một tập thể nào khác? Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này thì đừng bở qua bài viết này nhé, chúng tôi chắc chắn sẽ cho bạn 1 câu trả lời thỏa đáng!
Hoạt động kinh doanh vàng chịu sự giám sát của ai?
Hoạt động kinh doanh vàng chịu sự giám sát của ai?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nhằm mục tiêu phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng trong nước.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, NHNN Chi nhánh tỉnh chịu trách nhiệm: cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái sản xuất sản phẩm đối với doanh nghiệp có hợp đồng gia công vàng trang sức mỹ nghệ với nước ngoài, cấp Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài; tham mưu cho Thống đốc NHNN cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, Giấy phép kinh doanh, mua bán vàng miếng. Đồng thời, thực hiện việc, theo dõi, tống hợp, thanh – kiểm tra, báo cáo Thống đốc NHNN và thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quyền hạn được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng
Có thể thấy, thời gian qua, những biến động của giá vàng đã tác động không nhỏ đến lạm phát, tỷ giá, đến việc ổn định vĩ mô. Vì vậy, việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng là rất cần thiết. Trước đây, để điều tiết thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước thường chỉ dùng biện pháp cấp phép xuất, nhập vàng theo thời gian cụ thể, nhưng biện pháp này xem ra vô hiệu vì nguồn ngoại tệ có hạn và nếu các tiệm vàng phối hợp đẩy giá thì không lượng cung nào có thể chặn đà tăng của giá vàng.
Do đó, theo các chuyên gia, nên xem vàng như một loại hàng hóa đặc biệt, người dân có thể mua bán thông qua ngân hàng, có thể mua vàng vật chất, có thể mua chứng chỉ vàng. Từ đó, Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát được tổng cung, tổng cầu vàng trên thị trường, lượng vàng trong dân để cân đối cung cầu và dễ dàng phát hiện ra hiện tượng buôn lậu vàng để hưởng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và nước ngoài. Việc đầu cơ nâng giá, hạ giá vàng cũng khó diễn ra vì theo quy chế quản lý mới các tiệm vàng tư nhân, dù lớn, cũng không còn khả năng chi phối thị trường. Một hiệu ứng khác là giá đô la Mỹ trên thị trường tự do sẽ khó “nhảy múa” theo giá vàng như hiện nay do không còn hiện tượng thương nhân gom đô la Mỹ để nhập lậu vàng.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đây là chính sách tốt, cần phải làm ngay bởi thực tế vàng miếng đã tiêu tốn một lượng ngoại tệ nhất định và làm cho nhập siêu tăng lên, áp lực lạm phát rất lớn. Hơn nữa, việc cấm chỉ là trên thị trường tự do trôi nổi, còn người dân vẫn tiến hành mua bán thông qua một cơ quan của Ngân hàng Nhà nước, để tạo ra một cơ chế chặt chẽ, và quản lý, kiểm soát được.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định: chỉ xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, không phải là ngăn cấm hoàn toàn hoạt động kinh doanh vàng miếng. Người dân vẫn có thể giao dịch với vàng miếng nhưng thông qua Ngân hàng nhà nước và căn cứ theo giá vàng thế giới.
Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn
- Ngày 15/07/2004 Trung tâm Dạy nghề Mỹ nghệ Kim hoàn (tên gọi ban đầu) đã chính thức được thành lập theo 3552/QĐ – UB ngày 15/7/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 17/08/2018, Trung tâm Dạy nghề Dân lập Mỹ Nghệ Kim Hoàn đổi tên thành Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo quyết định số 3465/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân.
- Qua 15 năm hình thành và phát triển, dù gặp không ít thử thách trong tình hình khó khăn chung của các trung tâm ngoài công lập, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên Trung tâm đã không ngừng nỗ lực đưa trung tâm phát triển về mọi mặt, khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống đào tạo nghề trên cả nước.
- Với sự tận tâm, nhiệt tình và lòng yêu nghề của các nghệ nhân, Trung tâm đã đào tạo hơn 6.000 học viên. Trong đó tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp được duy trì ở con số tuyệt đối.
Những ích lợi mà học viên nhận được khi đăng ký học tại trung tâm
- Đảm bảo 100% VIỆC LÀM cho học viên sau khi tốt nghiệp.
- Cơ hội làm việc tại các Công Ty/Doanh Nghiệp Vàng Bạc Đá Quý trên cả nước với các chế độ đãi ngộ và phúc lợi cao do trung tâm giới thiệu.
- Được thông tin về các Máy móc – Thiết bị – Dụng cụ, các Ứng dụng Công nghệ mới và các Chương trình hội chợ triển lãm trong và ngoài nước ngành Mỹ Nghệ Kim Hoàn.
- Được giải đáp những thắc mắc trong quá trình kinh doanh và làm nghề ngay cả sau khi đã hoàn thành khóa học tại trung tâm.
- Trung tâm có phương pháp giảng dạy giúp học viên tiếp cận được các kỹ năng nghề một cách dễ nhất. Bạn có thể đi chậm nhưng không được dừng lại.
- Ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn về nghề Mỹ Nghệ Kim hoàn thì mỗi giáo viên đứng lớp còn khai thác, phát huy được những điểm mạnh vốn có của học viên và khắc phục những điểm yếu mà học viên mắc phải.
Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Hoạt động kinh doanh vàng chịu sự giám sát của ai?”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.
Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: http://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/
Xem thêm: Tóm tắt nội dung chính của nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 1, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét