Kỹ thuật đúc trang sức

 Sau khi đã hoàn thiện mẫu sáp của sản phẩm, người thợ sẽ qua bước tiếp theo là tiến hành đúc trang sức. Kỹ thuật đúc trang sức gồm những kỹ thuật gì, quy trình đúc trang sức gồm những bước nào? Để làm rõ vấn đề này hơn, bạn đọc cùng Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn tiếp tục theo dõi nhé!

[caption id="attachment_3187" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Mẫu sáp nhẫn mà thợ kim hoàn tạo ra[/caption]

Chế tác, đúc trang sức

Đúc trang sức là một hình thức nghệ thuật đã tồn tại từ rất lâu đời, trải qua hàng triệu năm từ thời nguyên thuỷ đến tận ngày nay. Ngay từ thời cổ thì loài người đã biết nấu chảy kim loại, người thợ sẽ đổ vàng, bạc được nung chảy vào các khuôn đã được tạo hình.

[caption id="attachment_3188" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Bọ trang sức sau khi hoàn thiện và được trưng bày[/caption]

Giai đoạn đúc trang sức

Đúc trang sức là một trong những gia đoạn trong quá trình chế tác trang sức, và đây thực chất là quá trình nung chảy sáp và nung khuôn thạch cao.

[caption id="attachment_3189" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Đổ thạch cao ra khuôn[/caption]
  • Dựa vào trọng lượng của kim loại đã tính từ giai đoạn trước, người thợ sẽ ước lượng thạch cao vừa đủ để đổ vào khuôn. Thạch cao được pha với tỷ lệ 1gr thạch cao = 40cc nước. Sau đó dùng máy khuấy sao đến khi thạch cao tan hết.
  • Tiếp theo, thợ sẽ đặt chậu thạch cao vào máy hút chân không trong khoảng 1 - 2 phút. Sau khi lấy thạch cao được lấy ra khỏi máy thì sẽ được đổ vào các lap để kiểm tra lại.  Để chắc chắn thân lap đã được bọc kín, nếu không thạch cao sẽ chảy tràn ra ngoài.
[caption id="attachment_3203" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Mẫu khuôn phổ biến cho việc đúc trang sức[/caption]
  • Sau đó các láp này sẽ được bọc kín (nếu không thạch cao sẽ chảy tràn ra ngoài) sau đó sẽ xếp vào máy chân không để hút hết bọt khí đọng trong láp. Nếu còn tồn tại bọt khí và khi tiếp xúc với bề mặt mẫu sáp thì sẽ bị lỗi khi đúc. Khi đã chắc chắn bọt khí được hút ra hết, thợ kim hoàn sẽ chờ cho thạch cao đông lại rồi khô hẳn. Thời gian này tùy theo kích thước sáp mà lâu hay nhanh có thể khoảng 1 đến 2 tiếng.
[caption id="attachment_3190" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Thạch cao sau khi đông cứng[/caption]
  • Chờ cho thạch cao khô hẳn đi chúng khi đó đã bọc cả cây thông thành một khối. Lúc này, người thợ mới dần dần gỡ lớp băng keo bọc bên ngoài cây thông ra. Cho vào lò nung tự động để sáp trong khuôn chảy ra hết, nhiệt độ dùng ở giai đoạn này lên đến khoảng 300 độ C.
[caption id="attachment_3201" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Quá trình tạo ra vàng miếng[/caption]
  • Sau khi đã nung cho sáp chảy hết, người thợ tiếp tục cho vào lò nung thạch cao tự động. Với mục đích nung cho khuôn thạch cao chín, nhiệt độ trong lò khi này rơi vào khoảng 650 đến 750 độ C. Và phải được điều chỉnh cẩn thận trong vài giờ đầu để tránh sự rạn nứt xảy ra cho khuôn.
[caption id="attachment_3202" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Các bước đầy đủ của quá trình tạo mẫu sáp sản phẩm[/caption]

Đúc kim loại

Để đúc kim loại nóng chảy, nhiệt độ ống thép phải được hạ đến một nhiệt độ xác định và duy trì khi ra khỏi lò. Nhiệt độ này thay đổi tùy thuộc vào loại kim loại được đúc.

[caption id="attachment_3191" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Đun nóng thạch cao cùng kim loại được nấu chảy[/caption]
  • Đối với vàng, nhiệt độ ở ống thép cần duy trì là 600 độ C trong một giờ trước khi ra khỏi lò. Và tiếp tục duy trì ở khoảng 450-600 độ C sau khi lấy ra khỏi lò.
  • Còn đối với bạc thì thấp hơn vàng khoảng 100 độ C.
[caption id="attachment_3200" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Đổ kim loại lỏng vào khuôn[/caption]
  • Sau khi quá trình cấp nhiệt cho láp hoàn tất, thợ kim hoàn đặt láp vào thiết bị đúc.
  • Lap sẽ được đem từ phòng ép mô xuống, có thể nhiều hay ít. Điều cơ bản đối với quá trình này là hoàn thành tất cả các tính toán thành phần trước khi bắt đầu quy trình hợp kim hóa.
  • Bạc, đồng và chất trợ dung là ba thành phần chính cần phải có khi chuẩn bị hợp kim hóa.

Kỹ thuật đúc trang sức

Sau khi đúc kim loại

[caption id="attachment_3199" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Lấy thạch cao ra khỏi khuôn sau khi đã đông cứng[/caption]

-  Sau khi đã chuẩn bị và tính toán xong thành phần để hợp kim hóa, thợ kim hoàn sẽ cho kim loại vào nấu. Và thêm một chút hàn the vào rồi dùng mỏ đốt khè lửa vào chén để nấu chảy kim loại. Những chén này có rất nhiều trong xưởng đúc, nhưng loại tốt nhất được đánh giá cao là thạch cao.

[caption id="attachment_3198" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Cây thông được tạo thành từ các mẫu sáp của sản phẩm[/caption]

-  Bước tiếp theo, hợp kim nóng chảy được rót vào khuôn, để khuôn ổn định trong vài phút rồi đem nhúng láp vào trong nước lạnh đột ngột. Nó sẽ khiến khuôn thạch cao bị nứt rồi vỡ ra. Khi đó, ta sẽ thu được thành phẩm của quá trình đúc là một hay nhiều mẫu trang sức ở dạng thô chưa được gọt giũa còn dính trên cây thông.

[caption id="attachment_3193" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Khuôn để đổ thạch cao và mẫu sáp sản phẩm[/caption]

-  Rồi sau đó sản phẩm phải trải qua một bước nữa đó là khử lớp oxy hóa và các tạp chất bằng cách rửa trong dung dịch axit. Để các tạp chất cũng như lớp oxy hóa này làm giảm độ bóng bề mặt và gây khó khăn trong các công đoạn sau.

Các kỹ thuật đúc trang sức

Đúc trang sức ly tâm

Đúc trang sức ly tâm sử dụng lực của máy ly tâm để tạo ra quán tính cần thiết để ném vàng vào khoang rỗng.

  • Sau khi đốt cháy, bình được đặt trong một cái nôi trên một cánh tay xoay thẳng hàng với một cốc nung trong đó vàng hoặc bạch kim sẽ bị nóng chảy.
[caption id="attachment_3194" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Người thợ tiến hành đổ thạch cao vào khuôn[/caption]
  • Tùy thuộc vào thiết bị và cơ sở vật chất của xưởng, nồi nấu kim loại sẽ được làm nóng bằng lò cao tần , cảm ứng hoặc đèn khò để làm chảy kim loại, trong khi cánh tay ở vị trí nghiêng.
[caption id="attachment_3197" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Các mẫu sáp của sản phẩm[/caption]
  • Khi kim loại quý ở nhiệt độ tới hạn, máy ly tâm được giải phóng và kim loại được kéo ra khỏi nồi nấu với tốc độ cao, đổ đầy bình trước khi nó dừng lại.

Đúc trang sức chân không

Nguyên tắc đằng sau đúc chân không rất giống với đúc đúc ly tâm.

[caption id="attachment_3195" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Mẫu sáp và sản phẩm khi đã hoàn thiện[/caption]
  • Một lần nữa, vàng nóng chảy phải được đưa vào với một lực đẩy đủ lớn để cho phép nó đi qua các lòng khuôn trước khi nguội.
  • Thiết bị được sử dụng để đúc chân không đòi hỏi bình phải được nạp trong ống trong buồng để cho phép chân không cưỡng bức hít kim loại nóng chảy vào khuôn khi nó được rót hoặc lấy ra.
[caption id="attachment_3196" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Quá trình đầy đủ của đúc trang sức[/caption]

Nên học những kỹ thuật đúc trang sức ở đâu?

Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn

Qua 15 năm hình thành và phát triển, dù gặp không ít thử thách trong tình hình khó khăn chung của các trung tâm ngoài công lập, song với quyết tâm kiên trì thực hiện mục tiêu chiến lược đào tạo được đề ra Ban Chấp Hành Hội, Ban Giám Đốc Trung tâm cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên Trung tâm đã không ngừng nỗ lực đưa trung tâm phát triển về mọi mặt, khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống đào tạo nghề trên cả nước.

[caption id="attachment_3204" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Tổng kết vào cuối năm 2020 của Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn[/caption]

Với sự tận tâm, nhiệt tình và lòng yêu nghề của các nghệ nhân, Trung tâm đã đào tạo hơn 6.000 học viên. Trong đó tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp được duy trì ở con số tuyệt đối.

Thông tin tuyển sinh các khoá học tại trung tâm

Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn chiêu sinh thường xuyên tất cả các khóa học nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn trong năm.

[caption id="attachment_3205" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Học viên đang được thực hiện các thao tác chế tác trang sức[/caption]

– Đối tượng tuyển sinh:

+ Nam & Nữ có nhu cầu học nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn để đi làm trong và ngoài nước (Xuất khẩu lao động).

+ Các cá nhân muốn học nghề mở tiệm – cầm đồ – kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ và các loại đá quý (kim cương & đá màu).

+ Các cá nhân muốn học nghề để mở xưởng sản xuất, gia công vàng bạc trang sức.

+ Các Công Ty/Doanh Nghiệp cần bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho thợ và cập nhật kiến thức để giảm hao hụt trong sản xuất.

[caption id="attachment_3206" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Học viên luôn được GV hướng dẫn tận tình[/caption]

– Là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt để có thể theo học nghề.

Ngoài ra, trong tháng này Trung Tâm có các chương trình ưu đãi khác nhau dành cho các bạn học viên đăng ký theo nhóm hoặc đăng ký từ nhiều khóa học trở lên. Đặc biệt, có chế độ miễn, giảm học phí dành cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

[caption id="attachment_3207" align="aligncenter" width="800"]Kỹ thuật đúc trang sức Trung tâm luôn tuân thủ việc đeo khẩu trang đầy đủ trong mùa dịch[/caption]

Những ích lợi mà học viên nhận được khi đăng ký học tại trung tâm

  • Đảm bảo 100% VIỆC LÀM cho học viên sau khi tốt nghiệp.
  • Cơ hội làm việc tại các Công Ty/Doanh Nghiệp Vàng Bạc Đá Quý trên cả nước với các chế độ đãi ngộ và phúc lợi cao do trung tâm giới thiệu.
  • Được thông tin về các Máy móc – Thiết bị – Dụng cụ, các Ứng dụng Công nghệ mới và các Chương trình hội chợ triển lãm trong và ngoài nước ngành Mỹ Nghệ Kim Hoàn.
  • Được giải đáp những thắc mắc trong quá trình kinh doanh và làm nghề ngay cả sau khi đã hoàn thành khóa học tại trung tâm.
  • Trung tâm có phương pháp giảng dạy giúp học viên tiếp cận được các kỹ năng nghề một cách dễ nhất. Bạn có thể đi chậm nhưng không được dừng lại.
  • Ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn về nghề Mỹ Nghệ Kim hoàn thì mỗi giáo viên đứng lớp còn khai thác, phát huy được những điểm mạnh vốn có của học viên và khắc phục những điểm yếu mà học viên mắc phải.

Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Kỹ thuật đúc trang sức”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.

Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật khắc máy trang sức

 

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 1, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: daynghevangbac@gmail.com

 

Nhận xét