Trong phần cuối cùng của mục luyện kim, chúng ta sẽ đi vào chủ đề thu hồi kim loại. Bạn hãy sử dụng các kim loại hợp kim hóa với độ tinh khiết cao nhất có thể. Bạn cần làm sạch các nồi nấu trước khi nấu chảy kim loại để hợp kim hóa. Khi nấu chảy trong nồi mới, bạn cần chuẩn bị nồi bằng cách nấu chảy hàn the hoặc chất trợ dung khác, tráng đều thành nồi và để nguội. Để giúp bạn hiểu hơn về quá trình này, bạn hãy theo dõi bài viết "Nên học kỹ thuật phân kim thu hồi kim loại quý ở đâu?"
Nên học kỹ thuật phân kim thu hồi kim loại quý ở đâu?
Quá trình phân kim thu hồi kim loại quý ở đâu?
Trước khi nấu các kim loại vụn, bạn cần phân loại chúng theo từng loại. Bạn hãy tách riêng các mạt giũa, các vụn kim loại không chứa kim loại hàn, và loại có chứa kim loại hàn, sau đó dùng nam châm để loại bỏ sắt bột và làm sạch các vụn kim loại cần tái chế.
Khi các mạt dũa chứa nhiều tạp chất, dính nhiều kim loại hàn, chứa chì hoặc thiết, việc tinh luyện chúng trở nên khó khăn, bạn cần thu gom và đưa đến các cơ sở tinh luyện. Trước khi tinh luyện, bạn cần dùng nam châm để hút các bột sắt. Nếu mạt giũa có chứa nhiều vàng, bạn hãy ngâm chúng trong dung dịch acid nitric để loại bỏ đồng, bạc và các kim loại khác. Khi các phản ứng dừng lại, có thể kéo dài vài giờ, bạn hãy rót phần dung dịch ra ngoài, rửa sạch bằng nước cất. Phần còn lại bạn có thể nấu chảy với hỗn hợp hàn the và carbonate natri.
Phương pháp nấu chảy mạt giũa là rất quan trọng. Bạn hãy sử dụng hỗn hợp hàn the và carbonate natri với lượng thích hợp và nấu chảy trong nồi, điều này sẽ cho phép lắng các hạt kim loại nhỏ xuống đáy nồi. Bạn hãy khuấy kim loại lỏng bằng thanh graphite. Sau khi hợp kim hóa, bạn cần tiến hành phân tích để biết thành phần chính xác.
Khi sử dụng kim loại quý, điều quan trọng là tránh các vật liệu khác hòa lẫn vào kim loại và hợp kim.
Bạn cần tránh tiếp xúc với các kim loại chì, thiếc, nhôm… khi làm việc với vàng hoặc bạc. Một gam chì có thể làm nhiễm bẩn đến 1 kilogram vàng. Khi làm việc trên bàn thợ, bạn cần bảo đảm các kim loại nêu trên không lẫn vào hợp chứa các vụn kim loại. Giả sử khi nấu chảy vàng, có mảnh thiếc rơi vào nồi nấu, vàng có lẫn thiếc sẽ bị giòn, khi cán thành tấm hoặc thanh sẽ có các vệt rạn nứt, làm giảm rõ rệt chất lượng, đồng thời việc loại bỏ thiếc ra khỏi vàng sẽ tốn thêm thời gian và chi phí. Nếu trong thỏi vàng có các vết nứt do tạp chất, sẽ có âm thanh trầm đục khi thả từ trên cao xuống bề mặt cứng.
Tổn thất trong quá trình gia công
Khi gia công, có thể có tổn thất kim loại. Hầu hết lượng tổn thất xảy ra trong quá trình hợp kim hóa do cấp nhiệt quá cao. Các giọt kim loại có thể dính vào thành nồi nhưng có thể thu hồi được. Sự hợp kim hóa và ủ gây ra các lớp oxy hóa, làm tổn thất kim loại. Việc rửa acid cũng gây ra tổn thất kim loại. Bạn nên dùng chất trợ dung khi ủ để giảm lượng kim loại tổn thất.
Giũa, cưa và đánh bóng cũng gây ra tổn thất kim loại, thường ở dạng bụi hoặc các hạt rất nhỏ không thể thu hồi hoàn toàn. Để giảm tổn thất, bạn nên dùng máy đánh bóng chuyên dùng có túi vải và khí để hút bụi, ngoài ra bàn thợ cần có bộ phận thu hồi mạt giũa và vụn kim loại.
Bạn hãy thu hồi các chất lỏng, chẳng hạn từ bể điện phân, từ dung dịch làm sạch, kể cả nước rửa tay sau khi làm việc, từ đó bạn có thể xử lý để tận dụng các kim loại quý trong các chất lỏng đó.
Nên học kỹ thuật phân kim thu hồi kim loại quý ở đâu?
Trung Tâm GDNN Mỹ Nghệ Kim Hoàn là Trung Tâm duy nhất trên cả nước được cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo đúng quy định của Sở lao động thương binh và xã hội (một trong những điều kiện không thể thiếu nếu đăng ký kinh doanh) và Tổng cục Giáo Dục Nghề Nghiệp quản lý. Chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc.
Kiến thức khi học viên đăng ký khóa học phân kim tại Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG PHÂN KIM
- Bài 1: Sơ lược về kim loại:
- Bài 2: Các phương pháp luyện kim loại quý thông dụng.
- Bài 3: Tìm hiểu sơ lược về một vài kim loại quý và các hóa chất trong phương pháp thủy phân (Phân kim một axit hay hai axit).
- Bài 4: An toàn lao động trong phân kim
CHƯƠNG II: THỰC HÀNH
- Bài 5: Phân kim 1 axit (HNO3) (Hay còn gọi là phân kim 1 nước).
- Bài 6: Phân kim 2 axit bằng nước cường toan (Hay còn gọi là phân 2 nước).
CHƯƠNG III: GIẢI ĐÁP CÁC TRƯỜNG HỢP TRỞ TRONG THỰC TẾ
Bài 7: Các trường hợp trở ngại trong phân kim (trục trặc kỹ thuật).
Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Nên học kỹ thuật phân kim thu hồi kim loại quý ở đâu?", nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.
Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: http://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 1, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét