Khai thác đề cập đến quá trình chiết xuất kim loại và khoáng chất từ Trái Đất. Vàng, bạc, kim cương, sắt, than đá và urani chỉ là một vài trong số rất nhiều kim loại và khoáng chất thu được từ quá trình này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng giải đáp vấn đề "Khai thác vàng ảnh hưởng gì đến môi trường?"
Khai thác vàng ảnh hưởng gì đến môi trường?
Trên thế giới, hiện còn bao nhiêu vàng?
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, ước tính rằng trong lịch sử, các thợ mỏ đã khai thác tổng cộng 201.296 tấn vàng, và vẫn còn 53.000 tấn vàng khác dưới lòng đất đã được xác định.
Lượng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương chiếm gần 1/5 tổng lượng vàng trên mặt đất và tính đến năm 2021, lượng dự trữ vàng chính thức vượt quá 35.000 tấn. Mỹ dự trữ vàng lớn nhất thế giới, với 8.133 tấn, gấp đôi so với dự trữ vàng của bất kỳ nước nào.
Trước khi biến thành đồ trang sức và vàng thỏi, vàng trải qua một số giai đoạn trong chuỗi cung ứng, bắt đầu từ việc thăm dò và khai thác các mỏ vàng dưới lòng đất. Tính đến năm 2021, thế giới còn 53.000 tấn vàng dưới lòng đất đã được xác định. Cụ thể: Australia có 10.000 tấn (19%); Nga có 7.500 tấn (14%), Mỹ còn 3.000 tấn (6%); Peru 2.700 tấn (5%); Nam Phi 2.700 tấn (5%). Phần còn lại của thế giới 27.100 tấn (51%).
Khai thác vàng ảnh hưởng gì đến môi trường?
Phát triển ngành công nghiệp khoáng sản là yêu cầu tất yếu của các nước đang phát triển như Việt Nam. Ngành công nghiệp khoáng sản phát triển hợp lý sẽ phát huy được nguồn nội lực, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản là tài nguyên hữu hạn, không tái tạo, hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản gây ra các tác động đáng kể đối với môi trường sống của con người.
Trên thực tế, hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh. Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ… Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc.
Đặc biệt, khai thác khoáng sản đầu nguồn, thải các chất gây ô nhiễm theo dòng chảy mặt hoặc phát tán qua môi trường không khí, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nông thôn.
Trong khai thác vàng, ngay tại các mỏ vàng đã được cấp phép, đa số các nhà máy không có hệ thống xử lý nước thải, tình trạng nước thải chưa qua xử lý chứa các loại hóa chất độc hại như xyanua, thủy ngân đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.
Nhận định về những tác động đến môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến cho rằng: Đáng lo ngại nhất là các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ đang diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Do vốn đầu tư của các doanh nghiệp này hạn chế, khai thác bằng phương pháp thủ công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu và nhất là chạy theo lợi nhuận, ý thức chấp hành luật pháp chưa cao nên các chủ cơ sở ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, để lại nhiều hậu quả xấu đến môi trường. Đa số các mỏ đang hoạt động hiện nay sản lượng khai thác thấp hơn nhiều so với sản lượng được cấp phép, hoạt động không tuân thủ dự án, thiết kế và báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc bản cam kết được duyệt.
Hoạt động khai thác khoáng sản luôn đi đôi với việc làm mất đi thảm thực vật, thay đổi cảnh quan sinh thái, phát thải làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng đến chất lượng không khí, làm nhiễm bẩn, xói mòn đất canh tác, bên cạnh đó còn có nguy cơ gây ra các sự cố ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. Trên thực tế, hầu hết các địa phương có vàng đều đau đầu về nạn khai thác, gây ra ô nhiễm môi trường, là tụ điểm gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến đời sống, thậm chí là tính mạng người dân.
Hiện nay tại Trung tâm Dạy Nghề Kim Hoàn có chế độ miễn, giảm học phí dành cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Xem nội dung chi tiết về các khóa học tại link: http://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/
Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Lịch sử của vàng", nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.
Xem thêm: Quá trình khai thác vàng
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 1, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét