Đá quý ngoài đặc điểm có những màu sắc gì và độ trong suốt của mỗi loại thì đá quý còn có mỗi độ cứng khác nhau. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về độ cứng của từng loại đá quý thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Độ cứng của từng loại đá quý
Độ cứng đá quý là gì?
Độ cứng là thuộc tính căn bản của các loại vật liệu, phản ánh tính bền vững khi bị tác động lực lên bề mặt của chúng. Trong nghiên cứu đá ngọc, độ cứng thường là thông số ban đầu để xác định tên đá ngọc ngoài thực tế.
Các loại đá quý khác nhau có giá trị độ cứng khác nhau, phụ thuộc vào thành phần, cấu trúc tinh thể và tính chất các liên kết hóa học… của chúng.
Các tinh thể với liên kết ion thường có độ cứng thấp và trung bình, trong khi với liên kết đồng hóa trị thường có độ cứng cao (kim cương:10).
Độ cứng của từng loại đá quý
Để giám định đá quý người ta chủ yếu sử dụng phương pháp độ cứng tương đối. Phương pháp này dựa trên khả năng của viên đá cứng để lại vết vạch trên bề mặt của vật liệu mềm hơn. Độ cứng tương đối (còn gọi là độ cứng do vạch) được xác định theo thang độ Mohs (tên nhà khoáng vật học người Áo đã sáng chế thang độ cứng tương đối), gồm 10 cấp từ 1 đến 10.
Đá quý | Độ cứng |
Kim cương | 10 |
Corundum | 9 |
Topaz | 8 |
Quartz | 7 |
Orthoclase | 6 |
Apatite | 5 |
Apatite | 4 |
Calcite | 3 |
Gypsum | 2 |
Talc | 1 |
Hạn chế của thang độ cứng Mohs với đá quý
Độ cứng của đá quý được nhận thấy ở sự gạch xước, nứt nẻ và mài mòn của nó. Độ cứng này phụ thuộc vào cường độ của lực liên két giữa các nguyên tử trong loại đá đó. Lực liên kết càng mạnh thì viên đá đó càng cứng.
Thang độ Mohs được ứng dụng nhiều nhưng vẫn tồn tại một số mặt hạn chế : nó không tuyến tính. Ví dụ như khoảng độ cứng giữa hai cặp khoáng vật gần nhau thì không đều nhau.
Bên cạnh đó khi kiểm tra độ cứng có khả năng phá hủy mẫu, nên người ta tránh sử dụng nó trong kiểm định đá quý đã chế tác.
Thang đo độ cứng đá quý Mohs phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Độ cứng: Độ cứng là khả năng chống lại lực tác động bên ngoài. Một viên đá quý cao là khi có va đập sẽ không bị sứt mẻ hay bể đá. Mỗi viên đá đều có độ cứng khác nhau.
- Độ dẻo dai: Độ dẻo dai được hiểu là độ bền của đá. Có thể là khả năng chống vỡ của đá khi rơi rớt hoặc độ bền theo thời gian sử dụng không bị vỡ các cấu trúc bên trong. Độ bền của đá cũng bị ảnh hưởng bởi thiết kế. Nếu cùng một loại đá nhưng có thiết kế hình quả lê sẽ không bền bằng hình tròn cơ bản. Bởi vì khi không có góc cạnh bên ngoài đá khó va đập vào các vật dụng khác.
- Tính ổn định: Tính ổn định có thể hiểu là sự bền màu và ánh sáng phản quang tốt theo thời gian. Tuy nhiên, tính ổn định dễ bị bất ổn nếu như để đá tiếp xúc hóa chất, nhiệt độ cao… gây thay đổi cấu trúc bên trong.
Các loại đá quý như thạch anh có thể bị thay đổi màu sắc làm chúng nhạt dần so với màu tự nhiên nếu để tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời quá gay gắt.
Đặc biệt, khi để đá quý tiếp xúc trực tiếp với các loại chất tẩy rửa thường ngày như mỹ phẩm, nước giặt…
Hiện nay tại Trung tâm Dạy Nghề Kim Hoàn có chế độ miễn, giảm học phí dành cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Xem nội dung chi tiết về các khóa học tại link: http://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/
Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Độ cứng của từng loại đá quý", nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 1, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét