Ngày nay, ngành công nghiệp xi mạ được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất khác nhau. Trong đó xi mạ cũng cực kỳ phổ biến trong ngành cơ khí, linh kiện điện tử, công nghiệp ô tô, đóng tàu, máy bay… Vậy xi mạ ứng dụng trong ngành nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng Dạy Nghề Kim Hoàn để có được câu trả lời nhé!
Xi mạ được ứng dụng trong ngành nào?
Công dụng của lớp xi mạ đối với sản phẩm
Xi mạ là quá trình điện phân kết tủa lên bề mặt kim loại một lớp phủ, lớp phủ đó có những tính chất cơ lý hóa giúp vật liệu bền chắc và đẹp mắt hơn. Quá trình này thường được thực hiện trong bể mạ điện bởi đội ngũ công nhân lành nghề.
Lớp xi mạ sau khi hoàn thiện giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định vật liệu nhờ những tính năng dưới đây:
- Ngăn chặn hiện tượng ăn mòn kim loại
- Giảm ma sát giúp bề mặt vật liệu không bị trầy xước
- Tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ
- Phục hồi kích thước của vật liệu
Vì vậy, sản phẩm được xi mạ sẽ bền bỉ và thẩm mỹ theo thời gian giúp tuổi thọ cũng như giá trị sử dụng của những vật dụng được tăng lên đáng kể. Đó chính là mục đích của việc ứng dụng công nghệ xi mạ vào hoạt động sản xuất và chế tạo hiện đại.
Kỹ thuật xi mạ: Xi đen thái – Xi vàng 10k – 14k – 18k – Xi vàng trắng – Xi bạc
Các phương pháp xử lý bề mặt xi mạ kim loại
Để đảm bảo được hóa chất xi mạ kim loại bám chắc trên bề mặt kim loại thì chúng ta cần xử lý bề mặt kim loại thật kỹ trước khi tiến hành xi mạ. Bề mặt càng sạch sẽ, nhẵn bóng thì khi phủ chất xi mạ lên sản phẩm mới đẹp, chất lượng và bền bỉ được. Hiện nay, có 3 cách xử lý bề mặt xi mạ được ưa chuộng nhất như sau:
- Phương pháp điện hóa: Đây là phương pháp xử lý bề mặt kim loại bằng các dung dịch làm sạch điện hóa như dung dịch kiềm, natri hydroxit…
- Phương pháp đánh bóng điện hóa: Phương pháp xử lý này được áp dụng chủ yếu cho các kim loại như đồng, inox, thép không gỉ… Đối với phương pháp này thì kim loại được xử lý kỹ trong dụng dịch nhớt pha từ acid đặc, dung dịch có độ nhớt càng cao thì bề mặt kim loại càng được phủ bóng và bằng phẳng hơn.
- Phương pháp tạo lớp phủ thụ động: Cách này hay được áp dụng cho các kim loại như kẽm, thiếc, nhôm…Chúng ta sẽ nhúng trực tiếp kim loại cần xử lý vào dung dịch cromat, photphat để phủ một lớp oxit lên bề mặt các sản phẩm kim loại đó.
Xi mạ được ứng dụng trong ngành nào?
Công nghệ xi mạ kim loại được áp dụng cho hầu hết các đồ gia dụng, đồ dùng gia đình, ô tô, máy bay, đồ trang sức và thiết bị máy móc y khoa,… Nhờ khả năng chống ăn mòn, tăng độ cứng và bền bỉ cho vật liệu, xi mạ đã góp phần tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ đời sống con người.
Có thể bạn quan tâm:
Lớp xi mạ có tác dụng bảo vệ kim loại khỏi những tác động xấu của môi trường và khí hậu giúp vật dụng tránh được tình trạng rỉ sét, ố màu một cách tối đa. Và khi màu sắc cũng như độ bền của đồ dùng được duy trì dài lâu đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tiết kiệm được khoản chi phí sinh hoạt tương đối lớn.
Như vậy, ứng dụng công nghệ xi mạ vào các ngành sản xuất và chế tạo đã đem đến cho đời sống những sản phẩm hoàn hảo với thẩm mỹ và chất lượng tuyệt vời nhất. Quan trọng hơn, tùy vào tính chất và mục đích sử dụng sản phẩm, chúng ta có thể áp dụng lớp phủ xi mạ đặc trưng để đáp ứng yêu cầu.
Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Xi mạ được ứng dụng trong ngành nào?”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.
Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: http://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/
Xem thêm: Công nghệ xi mạ chất liệu vàng - bạc
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 1, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét