Đối với những người không quan tâm gì về văn hóa hay tâm linh thì khi đeo nhẫn, họ sẽ chọn đeo ở bất cứ ngón tay nào mà họ cảm thấy hoạt động thoải mái nhất. Tuy nhiên, trong hôn nhân cũng như với những ai quan tâm đến văn hóa Á Đông thì họ sẽ chọn tay đeo nhẫn phù hợp với mong muốn rằng cuộc sống của mình sẽ luôn ổn định. Vậy tay đeo nhẫn là tay nào và lý do vì sao?
Ý nghĩa của ngón tay đeo nhẫn
Đeo nhẫn có ý nghĩa gì?
Đeo trang sức nhẫn thể hiện được quyền lực, cá tính tiềm ẩn của người đeo. Hiện nay, có nhiều loại nhẫn có thiết kế mạnh mẽ phù hợp cho nam, và những mẫu với thiết kế mềm mại, nữ tính dành cho những ai thích sự tinh tế, nhẹ nhàng.
Đeo nhẫn còn ý nghĩa về giá trị tinh thần. Nhẫn cưới, nhẫn đính hôn, nhẫn đôi với người yêu, nhẫn nhóm ,... đều mang ý nghĩa kỷ niệm, đánh dấu một cột mốc nào đó đối với người đeo.
Nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út
Bên cạnh đó, trang sức nhẫn còn là phụ kiện trang sức, có tác dụng làm đẹp, tạo điểm nhấn trên bàn tay và phối hợp cùng các bộ trang phục, khiến cho bạn trông đẹp và thu hút hơn.
Nhẫn là phụ kiện góp phần khiến bạn trong nổi bật hơn cùng bộ trang phục
Ý nghĩa phong thủy của từng ngón tay đeo nhẫn
Trong nền văn hóa Á Đông, đặc biệt là người Trung Quốc và người Việt Nam. Các quan niệm mua trang sức được áp dụng trong gần như hầu hết mọi việc liên đều liên quan đến phong thủy. Từ việc lớn như xây nhà, mua xe cho đến việc mua các món trang sức mà trong đó có nhẫn.
Đeo nhẫn có tác dụng mang đến may mắn, thể hiện cá tính bản thân và còn là vật biểu trưng cho giá trị về mặt tinh thần. Mỗi chiếc nhẫn với các chất liệu khác nhau và đeo ở ngón khác nhau sẽ có các ý nghĩa riêng.
Ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn ở nữ
Ngón cái:
Thông thường, với những người có địa vị cao thường thích đeo nhẫn ngón cái. Song song đó, theo các nhà phong thủy cho biết thì việc đeo nhẫn ngón cái lại mang sự tự tin và quyền lực cho phái nữ.
Nữ đeo nhẫn ở ngón cái thể hiện quyền lực
Ngón trỏ:
Ngón trỏ được biết đến là ngón tay chiếm ưu thế, những người đeo nhẫn ngón trỏ mong muốn quyền lực cùng khả năng lãnh đạo. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn chiếc nhẫn của mình được chú ý, nhất định hãy đeo nó ở ngón trỏ.
Nữ đeo nhẫn ở ngón trỏ có ý nghĩa mong muốn được chú ý
Ngoài ra, việc đeo nhẫn ở ngón trỏ tay trái còn mang ý nghĩa là bạn đang sẵn sàng cho một mối quan hệ mới. Ngược lại, khi bạn đeo nhẫn ở tay phải thì có nghĩa là đang tìm người yêu hoặc chờ người yêu đi xa về.
Ngón giữa:
Đối với những bạn nữ thường đeo nhẫn ngón ở ngón giữa thì nó lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Điển hình như khi bạn đeo nhẫn ở ngón giữa tay trái thì nó có hàm ý là bạn đang yêu đơn phương ai đó. Còn đối với việc bạn đeo nhẫn ở ngón giữa tay phải thì lại mang ngụ ý đã có người yêu.
Hàm ý khi nữ đeo nhẫn ở ngón giữa là về tình yêu
Ngón áp út:
Về mặt tình yêu, người ta thường nghĩ rằng có 1 tĩnh mạch được dẫn trực tiếp từ ngón tay đeo nhẫn đến trái tim của bạn được gọi là vena amoris (tĩnh mạch tình yêu). Do đó, người ta thường mặc định rằng nếu bạn nữ nào đeo nhẫn đính đá hay nhẫn trơn bằng vàng, bạc ở ngón áp út là minh chứng họ đã có gia đình.
Nữ đeo nhẫn ngón áp út thể hiện mình đã có gia đình
Ngón út:
Theo nhân tướng học thì ngón út là biểu tượng của hành Thủy. Do vậy, việc đeo nhẫn ở ngón này giúp bạn có thể thân thiết với mọi người bất kể tầng lớp nào cũng được quý nhân phù trợ.
Ngoài ra, nếu bạn đeo nhẫn ngón út ở tay trái thì tức có nghĩa rằng bạn đang độc thân và không muốn bắt đầu mối quan hệ mới. Ngược lại, nếu bạn đeo nhẫn tại vị trí này ở tay phải tức là bạn vừa trải qua cú sốc tình cảm.
Nữ đeo nhẫn ngón áp út có ý nghĩa về hành Thủy
Ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn ở nam
Ngón cái:
Ngón tay cái được biết là ngón tay quyết định mọi việc thể hiện tính cách và sự tốt, xấu trong bản chất người đó. Việc phái mạnh đeo nhẫn ở ngón cái thể hiện sự giàu có, sức ảnh hưởng và còn tạo nên sự khác biệt so với những người còn lại. Thông thường, các quý ông thường chọn nhẫn mang ở ngón cái cỡ to, dày để thể hiện quyền lực và sự giàu sang của mình.
Ngón cái đeo nhẫn của nam thể hiện quyền lực và sự giàu có của mình
Ngón trỏ:
Đối với những người đàn ông đeo nhẫn ở ngón trỏ thường được đánh giá rằng đây là một người tự tin và không khoan nhượng. Chính vì lẽ đó mà ngón trỏ có thể được xem là vị trí ưu ái để đeo nhẫn của đàn ông. Đặc biệt, nó còn là biểu tượng đặc trưng cho 1 gia đình hay 1 hội nhóm cụ thể nào đó.
Đeo nhẫn ngón trỏ ở nam giới thể hiện sự tự tin
Ngón giữa:
Ngón giữa được biết đến là 1 trong những ngón to và dài nhất trên bàn tay. Ngoài ra, nó còn được coi như là anh cả trong 4 ngón còn lại trừ ngón cái. Những bạn nam thường đeo nhẫn ở ngón giữa để thể hiện sự cân bằng, cấu trúc, tiềm thức và trật tự, cũng như sự nam tính và trách nhiệm của người đàn ông.
Đeo nhẫn ở ngón giữa thể hiện sự nam tính và trách nhiệm của đàn ông
Ngón áp út:
Theo văn hoá phương Tây và phương Đông, khi bạn nhìn thấy một bạn nam nào đó đeo nhẫn ở ngón tay này, tức có nghĩa là họ đã có gia đình hoặc đã đính hôn, kết hôn.
Đây cũng là 1 cách khéo léo thể hiện cho người đối diện biết tình trạng mối quan hệ của mình. Từ đó, người đối diện cũng có thể quan sát và biết được thông tin này qua nhẫn đeo trên ngón áp út người đàn ông đó.
Đeo nhẫn ở ngón giữa cho biết người đàn ông ấy đã có gia đình
Ngón út:
Ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở Anh phái mạnh đôi khi dành ngón út để đeo nhẫn như một biểu tượng. Chiếc nhẫn được đeo ở ngón này thường có hình quốc huy và họ cũng giữ quan điểm này để truyền nhau qua các thế hệ.
Ngược lại, trong nền văn hóa phương Đông ngón út đại diện cho sao Thuỷ như một lời hứa, lời thề,...Những người nam giới thường đeo nhẫn ngón này để thể hiện sự thanh thoát, cá tính và thông minh. Đặc biệt trong nghệ thuật thời trang thì họ thường tỏ ra vượt trội.
Với những người làm nghệ thuật, họ sẽ có xu hướng đeo nhẫn ở ngón út
Học chế tác trang sức tại Dạy Nghề Kim Hoàn
Trung Tâm GDNN Mỹ Nghệ Kim Hoàn là Trung Tâm duy nhất trên cả nước được cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo đúng quy định của Sở lao động thương binh và xã hội (một trong những điều kiện không thể thiếu nếu đăng ký kinh doanh) và Tổng cục Giáo Dục Nghề Nghiệp quản lý. Chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc.
Giáo trình được Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý Thành Phố Hồ Chí Minh biên soạn và Sở Lao động Thương binh & Xã hội phê duyệt phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay. Đặc biệt, Trung Tâm có phương pháp giảng dạy giúp học viên tiếp cận được các kỹ năng nghề một cách dễ nhất. Bạn có thể đi chậm nhưng không được dừng lại.
Ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn về nghề Mỹ Nghệ Kim hoàn thì mỗi giáo viên đứng lớp còn khai thác, phát huy được những điểm mạnh vốn có của học viên và khắc phục những điểm yếu mà học viên mắc phải. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng để giúp học viên tiến xa hơn trong tương lai.
Thời gian học linh động theo yêu cầu của học viên, Trung Tâm sẽ sắp xếp và bố trí lịch học cho phù hợp với những học viên có thời gian biểu ít ỏi mà không ảnh hưởng đến công việc đi học hoặc đi làm thêm.
Trung Tâm sẽ hỗ trợ tìm chỗ ở cho học viên ở ngoại tỉnh phù hợp với từng đối tượng học viên (bình dân và cao cấp).
Quá trình học chế tác nữ trang tại Trung Tâm Mỹ Nghệ Kim Hoàn
HỌC PHẦN I – KỸ THUẬT CHẾ TÁC TRANG SỨC CĂN BẢN
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT NGHỀ
- Bài 1: An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy
- Bài 2: Khái niệm vàng bạc và các kim loại quý hiếm
- Bài 3: Hóa chất, vật liệu, phụ liệu
CHƯƠNG II: THỰC HÀNH
- Bài 1: Kỹ thuật chế tác dây chuyền khoen lật đơn.
- Bài 2: Kỹ thuật cưa lộng.
- Bài 3: Kỹ thuật chế tác nhẫn 4 chấu xen lá.
- Bài 4: Kỹ thuật chế tác nhẫn kết chấu bi.
- Bài 5: Kỹ thuật chế tác nhẫn chấu lùa.
- Bài 6: Kỹ thuật chế tác nhẫn kết chùm.
- Bài 7: Kỹ thuật chế tác nhẫn tam cấp.
- Bài 8: Kỹ thuật chế tác nhẫn nam xem hột tấm.
Quá trình học đính đá vào chấu của học viên
Ôn tập cuối khóa:
Thi kết thúc học phần.
HỌC PHẦN II – KỸ THUẬT CHẾ TÁC TRANG SỨC NÂNG CAO
- Bài 1: Kỹ thuật chế tác bông tai 4 chấu.
- Bài 2: Kỹ thuật chế tác bông tai khóa bật.
- Bài 3: Kỹ thuật chế tác mặt phật – tiền điếu.
- Bài 4:Kỹ thuật bọc vòng cẩm thạch.
- Bài 5: Kỹ thuật tạo mẫu nhẫn nữ trên sáp cứng và hoàn thiện trên phôi đúc.
- Bài 6: Kỹ thuật tạo mẫu nhẫn nam trên sáp cứng và hoàn thiện trên phôi đúc.
- Bài 7: Kỹ thuật tạo mẫu vòng trên sáp cứng và hoàn thiện trên phôi đúc.
- Bài học thêm: Gắn đá và hoàn thiện sản phẩm đúc.
Ôn tập cuối khóa
Thi kết thúc khóa học.
Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Ý nghĩa của tay đeo nhẫn”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.
Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: http://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/
Xem thêm: Cách đo ni tay nhẫn
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 1, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét