Trong quá trình chế tác trang sức bao gồm các kỹ thuật: mài trang sức, dũa trang sức, cưa trang sức, gắn đá trang sức, đánh bóng trang sức, chạm - khắc trang sức... Kỹ thuật được các học viên quan tâm nhất hiện nay là kỹ thuật chạm khắc trang sức, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp kiến thức chạm khắc trang sức mỹ nghệ kim hoàn.
Giải đáp kiến thức chạm khắc trang sức mỹ nghệ kim hoàn
Quá trình chạm - khắc trang sức mỹ nghệ
Đây là bước gia công cuối cùng, với mục đích nhằm chạm khắc thêm những đường nét trang trí sắc sảo hoặc sắc vừa, mờ hoặc bóng … theo mong muốn cho bề mặt của trang sức. Ở một số trang sức khác có thể sẽ được phủ một lớp hạt mịn mờ – chính là những hạt thủy tinh vô cùng li ti, hoặc có những vân nhuyễn, những chấm nhỏ trên bề mặt ấy. Trong thuật ngữ chuyên môn, người trong giới kim hoàn phân biệt các sản phẩm này thanh hay loại: đồ trơn, tức đồ không chạm khắc và độ chạm, tức đồ có chạm trổ, chạm khắc.
Chạm trổ trang sức là giai đoạn sau khi đã xi mạ
Chạm - khắc trang sức là công đoạn trong quy trình chế tác trang sức, được thực hiện sau sau khi đã xi mạ trang sức, công đoạn này được thực hiện như sau:
- Thiết bị cần có: Máy móc đứng – tức định vị vật trang sức vào đồ gá và gá trên máy, quay bằng máy và điều khiển bằng tay; hoặc máy móc tay – người thợ kim hoàn sẽ giữ trang sức cần móc bằng tay và đưa vào mũi cắt. Máy này dùng để áp dụng khi cần tạo những vết cắt, rãnh ở những chi tiết nhỏ và phức tạp mà không thể gá được ở máy móc đứng. Động cơ quay 3500 – 4000 vòng/ phút với mũi xoàn hay mũi kim cương có độ lớn từ 1mm đến 3mm.
Dụng cụ, thiết bị cần có cho việc chạm khắc trang sức
- Quá trình thực hiện: Đầu tiên, thợ sẽ tùy theo sản phẩm gì mà chọn đồ gá cho thích hợp – thường gọi là ni – để gá lắp chi tiết, thường là loại gá có xẻ rãnh để gác vòng hoặc nhẫn có thể căng vừa khít. Gá đồ gá chi tiết vào máy, chỉnh trục xoay, rồi chọn mũi cắt phù hợp gắn vào trục cắt. Một ni thường chỉnh cho máy chia thành 120 găng, mỗi lần tay quay 1 nấc là vòng ni sẽ quay 1 găng, con số này điều chỉnh theo yêu cầu thiết kế. Một tay còn lại là để gạt cần điều khiển dao cắt xuống mặt chi tiết. Phần kim loại móc ra người ta gọi là mạt (mạt vàng, mạt bạc…) sẽ được gom lại sau và trả cho khách.
Quy trình thực hiện chạm khắc nhẫn vàng hồng 18k
Chạm khắc trang sức máy hay thủ công?
Ngày xưa khi máy móc chưa có, công nghệ chưa phát triển thì người thợ bắt buộc phải tự mình thực hiện công đoạn chạm khắc trang sức. Còn ở thời nay thì máy móc, trang thiết bị đã dần có thể thay thế - hỗ trợ con người nên quá trình này có thể nhờ máy thực hiện.
Chạm khắc mặt dây chuyền thủ công
Với những doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn và cần được đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm thì chạm khắc máy luôn luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Đối với những người thợ kim hoàn chuyên nghiệp và có tiếng trong ngành thì họ sẽ chạm khắc trang sức thủ công, mỗi một mẫu sẽ là một thiết kế khác nhau để tạo dấu ấn của riêng mình cũng như sự độc đáo của riêng nó.
Chạm khắc lắc tay vàng bằng máy
Lớp học chạm khắc trang sức tại Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn
Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm lớp học chạm khắc trang sức mỹ nghệ tại TP Hồ Chí Minh có thể đăng ký ngay trong tháng này tại Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn để được khuyến mãi học phí nhé!
Nhằm phát triển, truyền bá, gìn giữ nghề chạm truyền thống cho thế hệ kế thừa. Phát huy tiềm năng môn nghệ thuật chạm truyền thống vào các ứng dụng trong ngành nữ trang – kim hoàn và ngành thủ công mỹ nghệ. Đến nay Trung Tâm GDNN Mỹ Nghệ Kim Hoàn vẫn còn trang bị cho lớp kế thừa nghề chạm truyền thống những kỹ năng từ căn bản đến nâng cao nghề chạm. Đặc biệt là khóa Kỹ Thuật Chạm Trang Sức Mỹ Nghệ Kim Hoàn được ứng dụng rộng rãi trong quá trình gia công, chế tác trang sức Mỹ Nghệ Kim Hoàn. Trong khóa học này, bạn sẽ được giải đáp kiến thức chạm khắc trang sức mỹ nghệ kim hoàn.
Đối với bộ môn Kỹ Thuật Chạm này yêu cầu học viên cần có năng khiếu hội họa, có tính đam mê, cầu tiến và tính kiên nhẫn trong môn chạm. Từng học viên sẽ được “cầm tay chỉ việc” từng kỹ thuật:
Học chạm khắc trang sức thủ công tại Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn
Bài 1: Chạm đường nét thẳng: đường nét chạm phải thẳng, đều và đường chạm phải bóng.
Bài 2: Chạm theo đường nét cong: điều chỉnh kỹ năng cầm mũi chạm cho chuẩn.
Bài 3: Chạm Hoa Mai – Cây Mai: cách chọn mũi chạm phù hợp với các họa tiết.
Bài 4: Chạm Hoa Lan – Cây Lan: so sánh sản phẩm vừa chạm với hình mẫu để rút ra bài học kinh nghiệm để sản phẩm đẹp hơn, tinh túy hơn.
Bài 5: Chạm Hoa Cúc – Cây Cúc: tổng hợp các lỗi kỹ thuật vừa mắc phải để hoàn thiện sản phẩm theo như mẫu.
Bài 6: Chạm Cây Trúc.
Bài 7: Chạm Hình Con Rồng
Bài 8: Chạm Hình Con Phụng Hoàng.
Bài 9: Chạm Hình Con Quy.
Bài 10: Chạm Hình Con Lân.
Ôn tập cuối khóa:
- Tổng hợp các kỹ năng nghề đã học dựa trên các mẫu sản phẩm học viên đã thực hiện từ đó giáo viên nhận xét, đánh giá, phân tích ưu và khuyết điểm.
- Hướng dẫn học viên rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề và ứng dụng các sản phẩm chạm.
- Hướng dẫn học viên thực tiễn ngoại khóa để mở rộng kiến thức nghề, nâng cao kỹ năng nghề
Thi kết thúc khóa học
Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Giải đáp kiến thức chạm khắc trang sức mỹ nghệ kim hoàn”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.
Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: http://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/
Xem thêm: Học kỹ thuật chế tác trang sức trên vàng không sợ thất nghiệp
Liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 1, TP HCM
- Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
- Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
- Website: daynghekimhoan.vn
- Email: daynghevangbac@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét